Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

12 dự báo kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 - Du học Mỹ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

picture
Chi tiêu chính phủ được dự báo sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Khi thời điểm cuối năm 2011 đang đến gần, giới phân tích thế giới bắt đầu đưa ra các dự báo cho năm 2012.Ngân hàng Morgan Stanley là một trong những tổ chức đầu tiên công bố một dự báo toàn cảnh về kinh tế thế giới trong đó có kinh tế Mỹ trong hai năm tới.

Dưới đây là 12 dự báo về kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 trong kịch bản dự báo trung tính của Morgan Stanley mà trang tin Business Insider trích dẫn.

1. Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ không thực sự khởi sắc cho tới năm 2014

Dự báo của Morgan Stanley về mức tăng trưởng GDP Mỹ:
2011:  1,8%
2012:  2,2%
2013:  1,8%
2014 - 2018:  2,7%

2. Tiêu dùng sẽ là chìa khóa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, nhưng hoạt động này sẽ tăng trưởng chậm trong những năm tới

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu dùng cá nhân ở Mỹ:
2011:  2,3%
2012:  1,9%
2013:  1,4%

3. Chi tiêu chính phủ sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu chính phủ của Mỹ:
2011:  -1,9%
2012:  -0,8%
2013:  -1,3%

4. Chi tiêu của các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng chậm dần

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu của các doanh nghiệp ở Mỹ:
2011:  8,7%
2012:  6,9%
2013:  5,3%

5. Một thông tin tốt lành là đầu tư vào lĩnh vực nhà ở được dự báo sẽ chạm đáy

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng đầu tư vào thị trường nhà ở tại Mỹ:
2011:  -2,1%
2012:  1,7%
2013:  3,4%

6. Nền kinh tế toàn cầu giảm tốc sẽ được phản ánh trong sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng các hoạt động thương mại

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thương mại của Mỹ:

Xuất khẩu
2011:  6,7%
2012:  4,6%
2013:  4,8%

Nhập khẩu
2011:  4,7%
2012:  2,4%
2013:  2,2%

7. Lạm phát được dự báo sẽ giảm tốc do sự đi xuống của giá thực phẩm và nhiên liệu

Dự báo của Morgan Stanley về tăng CPI của Mỹ:
2011:  3,2%
2012:  2,1%
2013:  1,8%

Dự báo về tăng CPI lõi:
2011:  1,7%
2012:  2,3%
2013:  2,2%

8. Tuy nhiên, thị trường việc làm sẽ không cho thấy những tín hiệu về sự khởi sắc

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ:
2011:  9,0%
2012:  8,9%
2013:  8,9%

9. Thu nhập của người dân Mỹ sẽ không tăng kịp với lạm phát

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thu nhập khả dụng của người Mỹ:
2011:  0,9%
2012:  1,6%
2013:  1,3%

10. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm nhẹ

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của người Mỹ:
2011:  4,3%
2012:  4,0%
2013:  4,0%

11. Nợ chính phủ Mỹ sẽ trở thành một gánh nặng ngày càng lớn

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ:
2011:  98,1%
2012:  100,7%
2013:  103,0%

12. Mặc dù vậy, Washington sẽ không phải trả lãi suất cao để vay vốn

Dự báo của Morgan Stanley về lãi suất của Mỹ:

Lãi suất cơ bản đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ  (FED) áp dụng:
2011:  0,125%
2012:  0,125%
2013:  0,125%

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm:
2011:  2,00%
2012:  2,25%
2013:  2,25%

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Mỹ vẫn đứng đầu thị trường du học Mỹ - Du học tại Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My


My van dung dau thi truong du hoc
Được học tại ĐH Harvard, trường ĐH danh tiếng của Mỹ là niềm mong ước của nhiều sinh viên.
Nếu cùng thời điểm này năm ngoái chỉ có khoảng 20.000 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài thì nay đã có gần 40.000 người. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường được sự quan tâm số 1 và các nước châu Á đang nổi lên như là một đối thủ đáng gờm cùng với Australia, Anh, Canada...
Theo các trung tâm tư vấn du học, Mỹ vẫn là nước được phụ huynh và học sinh quan tâm nhiều nhất. Và do từ đầu năm đến nay, số học sinh xin được visa đi du học Mỹ dễ dàng hơn đã đẩy nước này lên thành thị trường "hot" nhất.
Bà Nguyễn Thị Anh Khuê, phó giám đốc Trung tâm tư vấn du học Việt Nam Hợp Điểm, cho biết năm nay, trung tâm bà đạt 100% visa đi du học Mỹ, trong khi năm ngoái tỷ lệ này rất thấp. Tương tự, ở các trung tâm du học của Anh văn Việt Mỹ, ILA, Trung tâm du học EF..., tỷ lệ visa đi du học Mỹ cũng đạt 90-100% trong 6 tháng đầu năm.
Số lượng vẫn còn "khiêm tốn" nhưng cũng chính từ kết quả đáng khích lệ này, đã đẩy sự quan tâm của phụ huynh và học sinh đối với thị trường Mỹ lên cao trở lại sau hai năm bị lắng đọng do chống khủng bố và bầu cử. Ông Trần Thắng, chủ tịch Hội Văn hoá và giáo dục Việt Nam, một tổ chức phi lợi nhuận do các cựu du học sinh Việt Nam ở Mỹ thành lập, cho biết: "Nếu các năm trước, mỗi ngày hội chỉ nhận được vài chục email gửi đến xin tư vấn đi du học Mỹ thì năm nay số lượng này đã tăng lên hơn con số một trăm, cá biệt có ngày lên đến 200 email".
Tương ứng, các trung tâm du học tại Việt Nam cũng có số học sinh đến tư vấn đi du học Mỹ tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Ông Thắng cho biết, số du học sinh Việt Nam đang học tại Mỹ hiện nay đã lên đến con số trên dưới 4.000 người.
Lý giải cho việc tại sao phải nhất quyết chọn Mỹ đầu tiên, chừng nào ráng hết sức vẫn không xin được visa mới "binh" qua thị trường Anh, Australia, Canada, bà Bích Vân (quận 1) chỉ trả lời ngắn gọn: "Mỹ luôn luôn là nhất. Nhất tiếng tăm, nhất bằng cấp, nhất việc làm khi ra trường".
Ngành mà học sinh Việt Nam chọn du học nhiều nhất, không chỉ ở Mỹ nói riêng mà toàn thị trường nói chung, vẫn là kinh tế (quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế) và công nghệ thông tin. Hai ngành này chiếm 60-80% tổng số lượng ngành nghề mà du học sinh chọn. "Vì học sinh nhiều nên các ngành này rất khó kiếm học bổng ở Mỹ, trong khi các ngành về môi trường, giáo dục, y tế cộng đồng,... lại có nhiều học bổng hơn", ông Trần Thắng "mách nước".
Nếu Mỹ "nóng" lên như thế thì các thị trường truyền thống như Anh, New Zealand, Australia có vẻ như cạnh tranh không lại. Không những thế ở thị trường Anh và New Zealand còn có dấu hiệu giảm. Các trung tâm du học đều thừa nhận rằng về bằng cấp các nước này ngang nhau, thế nhưng nếu trước đây New Zealand có ưu thế giá rẻ thì hai năm nay du học ở nước này đã trở nên đắt đỏ.
Ông Phạm Thế Khang (Thủ Đức), có con vừa đi du học tại Mỹ, phân tích: "Lúc đầu tôi tính cho con du học ở New Zealand vì ở đó rẻ hơn Australia hay Mỹ. Thế nhưng gần đây, đồng đôla New Zealand bỗng nhiên có giá. Nếu mấy năm trước một đôla New Zealand = 0,48 đôla Mỹ thì nay đã tăng gần gấp đôi. Tính ra một năm học bên New Zealand giờ đã là 18.000-19.000 đôla Mỹ (lúc trước chỉ khoảng 11.500 đôla Mỹ). So với Mỹ đâu rẻ hơn bao nhiêu mà bằng cấp của Mỹ lại hơn nên thôi, tôi cho con đi Mỹ".
Trường hợp du học ngay từ khi học trung học như con ông Minh đang được nhiều gia đình lựa chọn vì có thể không phải mất một năm học tiếng Anh nếu du học ở bậc đại học.
Tương tự, đồng bảng Anh cũng lên giá, giờ 1 bảng Anh bằng gần 30.000 đồng Việt Nam, so với 4-5 năm trước chỉ 24.000 đồng. Chính sự tăng giá này đã ít nhiều làm hai thị trường này bị ảnh hưởng đến sự lựa chọn của phụ huynh khi cho con đi du học.
Thị trường du học Việt Nam hai năm gần đây ghi nhận sự vượt trội của các thị trường châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan…Trong đó, nổi bật lên hẳn là Trung Quốc và Singapore.
Nếu cùng thời điểm này năm ngoái, Trung Quốc chỉ có khoảng 1.200 học sinh quốc tế là người Việt Nam, thì năm nay theo lãnh sự quán Trung Quốc, con số này đã lên gần 4.500 người. Chủ yếu học sinh Việt Nam theo học ở các ngành thương mại, tiếng Trung và y học cổ truyền.
Trong khi đó, thị trường Singapore vẫn có mức tăng trưởng hàng năm 30-50%. Theo trung tâm thông tin của Lãnh sự quán Singapore, tính đến cuối năm 2004, đã có hơn 3.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại đảo quốc này. Và thời gian gần đây, Singapore đang nổi lên là sự lựa chọn tốt cho du học sinh Việt Nam ở hai ngành thiết kế và du lịch - nhà hàng - khách sạn. Học sinh theo học hai ngành này ngày càng nhiều.
Bà Anh Khuê cho Sài Gòn Tiếp Thị biết: "Nếu mấy năm trước rộ lên phong trào đi học ngành nhà hàng - khách sạn ở Thụy Sĩ thì năm nay xu hướng này đã chuyển qua Singapore. Nguyên nhân do ở Thụy Sĩ nói tiếng Pháp nhiều hơn mà học sinh của ta ít người giỏi ngoại ngữ này. Ngoài ra, môi trường kinh doanh ngành này ở Thụy Sĩ không phù hợp với Việt Nam bằng Singapore. Singapore lại gần Việt Nam hơn, vé máy bay và học phí lại rẻ hơn".
Tương tự, với ưu thế giá rẻ, các nước Thái Lan và Malaysia cũng đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh Việt Nam. Nếu du học ở Anh, Mỹ, Australia, mức học phí đại học hằng năm từ 10.000 đến 20.000 USD tuỳ ngành thì ở Thái Lan, theo văn phòng du học của Sở Giáo dục - đào tạo TP HCM, chỉ có từ 1.000-2.000 USD/năm, ở Malaysia khoảng 2.000-3.000 USD. Ở Trung Quốc cũng tương tự. Đắt nhất là Singapore cũng chỉ có khoảng 5.000 - 6.000 USD. Ngoài ra, ở các nước này đều có chương trình liên kết đào tạo với các nước tiên tiến trên thế giới. Chính vì thế, hai năm gần đây, họ thực sự nổi lên là đối thủ đáng gờm của các "đại gia" Anh, Australia, Mỹ trong thị trường du học ở Việt Nam.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Mười địa danh tuyệt đẹp của nước Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My


1. Địa hạt Đá Đỏ Red Rock Country ở Sedona, bang Arizona
Hầu như đã thành thông lệ cho các bộ phim, khi Hollywood muốn có những cảnh quay tuyệt mỹ về miền Tây nước Mỹ thì đều chọn Sedona, một địa danh mà không nơi nào có được. Bắt đầu từ bộ phim “The Call of the Canyon” vào năm 1923, đã có hàng trăm bộ phim và các chương trình truyền hình xoay quanh thị trấn này.
Lý do tại sao Hollywood lại chọn Sedona, vì vùng này có nhiều hẻm núi cực đẹp, những núi cát sa thạch thay đổi theo hướng gió thổi mỗi giờ, tạo nên nét đặc trưng rất riêng của miền Tây. Khoảng 11.000 năm, trước khi ống kính máy quay camera khám phá ra Sedona, người bộ lạc Indian ở Mỹ đã định cư ở đây.

Nhưng ngày nay, nơi này là vùng đất của những nghệ sĩ và dân cư hợp pháp, hiện diện đủ các nền văn hóa và các chương trình nghị sự nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề luôn được quan tâm: nét hoa lệ của cảnh quan thiên nhiên như tiếng gió thổi qua các hẻm núi, phong cảnh huy hoàng lúc hoàng hôn, những vách đá màu vàng nâu nhô mình lên từ nền sa mạc....
2. Bức tranh Washington về đêm ở Pittsburgh 
Trong một đất nước có nhiều đô thị thịnh vượng như Mỹ thì Pittsburgh có lẽ là thắng cảnh đẹp đứng thứ hai. Đứng trên chóp núi Washington, khu sườn đồi dốc hiện lên ở phía nam của Pittsbusgh, ấn tượng không thể nào quên về những dòng sông Allegheny và Monongahela tạo nên một Ohio hùng mạnh.
Những dòng sông tại vùng Tam Giác Vàng rực rỡ, là nơi tụ hội của vô số tòa nhà chọc trời. Vào ban đêm, khung cảnh của không dưới 15 cây cầu lung linh dưới ánh điện.
Cách đây một thế kỷ, Pittsburgh bị một màn khói dày đặc bao trùm, vì vậy người ta phải bật sáng những ngọn đèn đường cả ngày lẫn đêm. Theo đà lớn mạnh, Pittsburgh đã trở thành một “chàng khổng lồ” Goliath về lĩnh vực công nghiệp.
3. Thượng sông Mississippi 
Là thắng cảnh xinh đẹp đứng hàng thứ 3 ở Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường đẹp nhất nước Mỹ, với những làn gió thổi qua các vùng đồi, vượt qua các tòa tháp băng qua thị trấn đã được hình thành vào thế kỷ XIX. Những nơi này ít nhiều đã được đề cập trong lịch sử nước Mỹ.
Khu vực này còn có những ngôi mộ của người Indian cổ đại nằm trong các công viên, những ngôi làng hai bên bờ sông với các mô típ kiến trúc kiểu Gô-tích, một kiểu kiến trúc hình thành từ thời hoàng kim của hoạt động thương mại trên sông.
Ở Galena, có đến 85% các tòa nhà được liệt kê vào danh sách các di tích lịch sử của Mỹ. Tại Trempealeau, Wisconsin, khách sạn Trempealeau từng là thiên đường cho cánh ngư phủ kể từ năm 1888....
4. Vùng duyên hải Na Pali của Hawaii 
Nằm giữa những rặng san hô, những bãi biển xinh đẹp và đỉnh núi lửa bị sương mù che khuất trên hòn đảo cổ nhất Hawaii là những gì mà nhiều người có thể cảm nhận về một thiên đường. Dọc theo con đường mòn Kalalau trên vùng duyên hải Na Pali của Hawaii, là những rặng núi xanh mát trông thẳng ra biển Thái Bình Dương.
Làm một chuyến đi bộ trên đảo, sẽ bắt gặp ngọn thác Hanakapi'ai đổ nước xuống một cái hồ pha lê và phong cảnh nên thơ của những loài hoa nhiệt đới ven sườn đồi, sự phối hợp của màu sắc và ánh sáng đã tạo nên một bức tranh tuyệt tác...
5. Cầu Cổng Vàng ở San Francisco 
Là một công trình kỳ vĩ, thần tượng nghệ thuật trang trí, tượng đài của sự tiến bộ: cầu Cổng Vàng nối liền San Francisco và Thái Bình Dương, cây cầu này là biểu tượng hoành tráng của một trong những thành phố hàng đầu thế giới.
Cây cầu hoàn thiện vào năm 1937, với chi phí là 35 triệu USD. Cầu có 2 tòa tháp đôi cao 750 foot, và được nâng đỡ bởi một mạng lưới cáp treo dày đặc trông như dây đàn, cầu Cổng Vàng không giống với bất kỳ công trình xây dựng nào. Với chiều dài 4.200 foot, đây là cây cầu treo dài nhất thế giới trong 70 năm. (Hiện nay, cầu Cổng Vàng đứng ở vị trí thứ 7).
6. Ngôi làng Grafton ở Vermont 
Trong số những thắng cảnh được ưa chuộng nhất trong các tác phẩm nghệ thuật về thiên nhiên là Grafton, vì đây là một trong những ngôi làng xinh đẹp nhất nước Mỹ, và nhờ có những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức phi lợi nhuận Windham Foundation mà ngôi làng này được bảo toàn hầu như nguyên vẹn.
Tổ chức này đã phục hồi hơn 50 công trình lịch sử, bao gồm có Quán trọ cổ tại Grafton, nơi có tuyến xe ngựa dừng để tham quan. Một công trình nổi tiếng khác là xưởng chế biến phomát của làng Grafton, ngoài ra còn có hai nhà thờ Tân giáo hoành tráng, một bảo tàng thiên nhiên, các phòng trưng bày nhỏ.
7. Hồ Jenny ở Vườn Quốc Gia Grand Teton, bang Wyoming 
Nước Mỹ có nhiều dãy núi cao và lâu đời hơn núi Teton, song không có nơi nào gây được cảm xúc hơn dãy núi này. Những triền núi lởm chởm được hình thành từ cách đây 6 đến 9 triệu năm. Với hàng tá ngọn núi cao 12.000 foot, hình thành từ các đợt phun trào các khối đá granite. Hồ Jenny nằm ở phía trái.
Tên hồ là tên một người bẫy thú vào thế kỷ XIX. Hồ khá hoang sơ, dài 2,5 dặm, mặt nước phẳng lặng như gương. Đây là nơi ưa thích của các tay bơi xuồng, đi bộ và các cặp đi hưởng tuần trăng mật. Hồ Jenny nổi tiếng với các loài nai sừng tấm và loài thiên nga thổi kèn. Loài thiên nga này là một trong những viên ngọc quý của hệ thống vườn quốc gia nơi đây.
8. Từ Key Largo đến Key West ở Florida 
Mặc dù đây chỉ là một vùng đất nhỏ song có nhiều thứ đáng để xem, đó là những rặng san hô, hươu, lợn biển, những cây cọ bạc. Florida là một địa danh mà khách du lịch có thể cảm nhận nơi này không giống như các nơi khác trên đất Mỹ.
Với những vùng bãi biển nhiều nắng ấm cảnh hoàng hôn và thái độ nồng hậu của cư dân địa phương đã quyến rũ du khách tới đây. Đường mòn Appalachian ở vườn quốc gia Great Smoky
Vượt qua 14 tiểu bang từ Georgia đến Maine, toàn bộ tuyến đường mòn Appalachian được đánh giá cao như là những viên ngọc quý. Con đường mòn này do một nhà đi bộ là Benton Mackaye đề xuất vào năm 1921, dùng cho mục đích giao thương với các tiểu bang miền Đông nước Mỹ vào năm 1937.
9. Mái vòm Clingmans Dome
Nằm tại rìa phía đông của bang Tennessee, cao 6.643 foot, Clingmans Dome cũng là điểm cao nhất dọc theo tuyến đường mòn dài 2.172 dặm này. Bao bọc trong khu Vườn quốc gia Smoky là hơn 4.000 loài thực vật, 230 loài chim và khoảng 65 loài thú có vú.
Từ trên đỉnh Clingmans Dome, những tay đi bộ có thể quan sát toàn cảnh thế giới hoang dã bên dưới như nó đã có từ cách đây 100 năm, những vạt rừng rậm đan xen nhau, tạo nên một vẻ bí hiểm và thôi thúc sự tò mò khám phá của con người.
10. Các quảng trường ở Savannah 
Ẩn mình bên những cây sồi, và mùi thơm dịu của hoa mộc lan là những công trình mang tính lịch sử, có đến 22 quảng trường tạo nên những khu vườn bí mật. Đây là nơi diễn ra các buổi họp mặt, và là một trong những điểm du lịch thu hút khách bởi quảng trường Pulaski, tên gọi của anh hùng dân tộc Gen.
Casimir Pulaski. Tại quảng trường Chippewa, có bức tượng của các nhà sáng lập là Georgia và James Oglethorpe, những người đã bày tỏ lòng kính trọng trong một buổi lễ ăn mừng chiến thắng Savannah trên đường phố vào thế kỷ XVIII
.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Mỹ công bố chính sách di trú mới, ngưng trục xuất di dân bất hợp pháp trẻ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã tuyên bố ngưng trục xuất các di dân bất hợp pháp trẻ tuổi trong một sự thay đổi chính sách di trú mạnh mẽ ngay trước cuộc bầu cử tổng thống.
Phát biểu tại Vườn Hồng bên ngoài Nhà Trắng ngày 15/6, ông Obama cho hay Mỹ sẽ không trục xuất những người trẻ có năng lực đến nước này bất hợp pháp từ khi còn bé, sống ở Mỹ ít nhất 5 năm liên tục, đang đi học hoặc đã tốt nghiệp trung học hoặc gia nhập quân đội, và không phạm pháp.
Theo chính sách mới, các di dân bất hợp pháp trong độ tuổi từ 16-30 tuổi giờ đây được phép ở lại Mỹ và đi làm.
Ông Obama nói sáng kiến trên là “điều đúng đắn nên làm”, nói thêm rằng “việc trục xuất những người trẻ có năng lực khỏi nước Mỹ là không hợp lý”.
Tổng thống còn cho biết biện pháp mới sẽ giúp cải thiện nền kinh tế Mỹ và làm lợi cho an ninh quốc gia.
Động thái trên được xem là một nhằm giải quyết một lo ngại chính của cộng đồng người Mỹ gốc La-tinh trong năm bầu cử.
Các nhóm ủng hộ quyền lợi của người La-tinh tại Mỹ đã ngay lập tức ca ngợi quyết định trên. Hội đồng quốc gia La Raza, tổ chức lớn nhất của người gốc La-tinh tại Mỹ, miêu tả đó là tin tốt lành.
 
Các bạn trẻ tụ tập tại Los Angeles ăn mừng quyết định của chính quyền Obama.
Tuy nhiên, đảng Cộng hoà đã lên tiếng phản đối chính sách trên.
Đối thủ Cộng hoà của ông Obama, ứng viên tổng thống Mitt Romney, cho rằng đó là một cách không phù hợp để giải quyết khó khăn và chỉ làm phức tạp thêm một vấn đề vốn có thể chỉ được xử lý thông qua luật pháp.
Chính sách, có hiệu lực ngay tức thì, dự kiến có thể giúp khoảng 800.000 di dân bất hợp pháp khỏi bị trục xuất về quốc gia gốc.
Ông Obama và đối thủ Romney đang tìm cách thu hút các cử tri gốc La-tinh tại các bang chủ chốt trước cuộc bầu cử vào tháng 11.
Một số điểm của chính sách di trú mới:
Để được phép ở lại Mỹ theo chính sách mới, các di dân bất hợp pháp phải hội đủ các điều kiện sau:
- Tới Mỹ trước năm 16 tuổi
- Đã sống tại Mỹ trong ít nhất 5 năm
- Đang đi học, hoặc đã tốt nghiệp trung học, hoặc phục vụ trong quân đội
- Không có tiền án, tiền sự
- Dưới 30 tuổi
Những người hội đủ các tiêu chuẩn trên có thể nhận được giấy phép đi làm trong 2 năm và sau đó có thể xin cấp lại với số lần không hạn chế.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Tìm hiểu về du học trung học Mỹ - Du học tại Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Hệ thống giáo dục của Mỹ Hiện nay được coi là tốt nhất vì vậy các trường đại học cũng như trung học ở nước nay luôn thu hút các học viên từ các nước tới theo học, ở đây các học viên được phát triển bản thân theo hướng khuyến khích bộc lộ các tiềm năng.
Tuy nhiên, để đưa ra quyết định du học cần phải tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng, vì kế hoạch học tập có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự nghiệp cũng như cuộc đời của bạn. Bài viết này mô tả con đường vào Đại học Mỹ dựa trên một số điểm xuất phát khác nhau của từng Học sinh có mong muốn du học tham khảo từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân.

Về cơ bản thì các học sinh quốc tế bắt buộc phải từ các trường trung học tư thục tại Mỹ trừ các trường hợp ngoại lệ ví dụ như đi học theo chương trình giao lưu văn hóa… Thông thường các em học xong phổ thông lớp nào thì có thể được học tiếp lên lớp kế sau, tuy nhiên có nhiều trường cũng yêu cầu học sinh phải học lại lớp mà học sinh mới tốt nghiệp, ví dụ học sinh vừa tốt nghiệp lớp 10 sẽ phải học lại lớp 10 ở Mỹ. Vậy kế hoạch học tập thế nào vừa tốt về mặt học thuật vừa hiệu quả về mặt kinh tế, dưới đây là các kế hoạch học tập phổ biến mà các bạn nên xem xét để chọn cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của cá nhân.

Kế hoạch du học trung học Mỹ
1) Học sinh bắt đầu học ở Mỹ từ lớp 11

Kế hoạch học tập:

Lớp 11, 12 tại Mỹ ---> Đại học
Lớp 11 ---> Cao đẳng cộng đồng ---> Đại học

Đối với học sinh Việt Nam thì việc bắt đầu từ lớp 11 tại Mỹ là rất phù hợp. Học sinh tốt nghiệp sẽ chắc chắn có bằng High School Diploma. Đây là điều kiện đầu tiên của hầu hết các trường đại học ở Mỹ khi xét tuyển. Học 2 năm ở bậc phổ thông trung học cũng giúp học sinh khá nhiều trong việc làm quen với môi trường cũng như phương pháp học tập. Không những thế trong thời gian học tập học sinh có cơ hội tìm hiểu, thậm chí là đến thăm các trường đại học mà mình muốn học trong tương lai. Đồng thời có thể làm quen chuẩn bị bộ hồ sơ xin hỗ trợ tài chính cũng như học bổng cho khóa học đại học.

2) Học sinh bắt đầu ở Mỹ từ lớp 12:

Kế hoạch học tập:

Lớp 12 ---> Vào thẳng Đại học (Sẽ khó khăn hơn)
Lớp 12 ---> Cao đẳng cộng đồng ---> Đại học
Lớp 12 ---> Dự bị đại học ---> Đại học

Đối với các học sinh Việt Nam việc bắt đầu học lớp 12 tại Mỹ thì có những hạn chế nhất định, như có nhiều trường ở Mỹ không cấp bằng High School Diploma cho học sinh chỉ học tại trường 1 năm. Nếu không được cấp bằng High School Diploma thì sẽ bất lợi hơn nếu muốn xin vào các trường Đại học, vì rất trường Đại học tại Mỹ không xét tuyển học sinh không có bằng High School Diploma.

3) Đối với học sinh học xong lớp 12 tại Việt Nam

Kế hoạch học tập:

Lớp 12 (Việt Nam) ---> Đại học tại Mỹ
Lớp 12 (Việt Nam) ---> Cao đẳng cộng đồng ---> Đại học
Lớp 12 (Việt Nam) ---> Dự bị đại học ---> Đại học
Học sinh học xong lớp 12 và có bằng tốt nghiệp cấp III tại Việt Nam hoàn toàn có thể nộp đơn xin xét tuyển vào các trường đại học tại Mỹ nếu có thể đáp ứng các điều kiện đầu vào khác của trường đại học. Học sinh kết thúc lớp 12 tại Việt Nam và xin xét tuyển vào đại học Mỹ thông thường cần phải năng động, tự lập thì cơ hội thành công tại các trường đại học tại Mỹ mới cao.
Những lý do nên chọn du học trung học Mỹ
1. Xin học tại các trường THPT danh tiếng của Mỹ dễ hơn xin vào các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Nếu muốn vào các trường Đại học tốt của Mỹ, bạn được yêu cầu phải có điểm GRE, SAT, hoặc ACT. Nếu không, bạn không thể vào được những trường top 100 của Mỹ. Nhưng muốn vào những High School danh tiếng của Mỹ, bạn chỉ cần Điểm trung bình 8.0 và khả năng tiếng anh khá trở lên.

2. Nếu học trung học tại Mỹ, bạn có nhiều thời gian hơn để trau dồi kỹ năng tiếng anh của mình trước khi bước chân vào giảng đường đại học mà không bị bỡ ngỡ và sốc ngôn ngữ cũng như văn hóa. Yêu cầu khả năng tiếng anh đầu vào đối với các trường High School không cao bằng các trường Community hay University, mặc khác, tiếng anh học thuật cho các chương trình cao đẳng, đại học tại Mỹ yêu cầu cao hơn nhiều so với chương trình Trung học.

3. Sau khi học xong trung học tại Mỹ, ở một số bang, bạn sẽ được hưởng mức học phí ưu đãi dành cho người bản xứ, tức là học phí chỉ bằng 30% học phí mà bạn sẽ phải đóng nếu từ Việt Nam qua Mỹ để học Đại học.

4. Học xong Trung học tại Mỹ, tất cả học sinh Mỹ đều phải trải qua kỳ thi toàn quốc, kỳ thi này vừa là bài tốt nghiệp trung học vừa là kỳ thi đại học, điểm kỳ thi này càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội vào được những trường danh tiếng như Princeton, Yard, Harvard, Massachusetts,…Còn nếu từ bất cứ trường Trung học nào tại Việt Nam mà bạn muốn vào những trường này, thì thật là “Mission Impossible”.

5. Với bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam, bạn khó có thể xin được học bổng hoặc vay hỗ trợ của chính phủ cho chi phí học đại học tại các trường của Mỹ. Nhưng với bằng THPT của Mỹ, bạn có thể tự do lựa chọn trường đại học của bất cứ quốc gia nào bạn muốn: Anh, Mỹ, Úc, Canada… và còn có thể xin được học bổng và vay hỗ trợ học phí từ quỹ khuyến học của chính phủ. Mức học bổng này có thể giúp bạn chỉ phải tốn 3.000$/ năm học đại học tại Mỹ, thay vì phải tốn 40.000$/ năm.

6. Nền giáo dục Mỹ rất quan trọng độ tuổi 16 – 18 tuổi, đây là độ tuổi chín muồi về trí tuệ cũng như thể lực, vì vậy chương trình Trung học của Mỹ rất tập trung phát triển trí tuệ, thể chất cũng như tinh thần cho các bạn học sinh trong những năm này. Khác hẳn với các trường tại Việt Nam, chỉ tập trung học nhồi kiến thức để thi đại học. Và cũng chính vì vậy, mà VISA dành cho chương trình THPT Mỹ luôn dễ hơn và rộng rãi hơn so với VISA cấp cho các chương trình đại học, cao đẳng.
7. Thời gian bạn học tại Mỹ càng lâu, bạn càng dễ định cư lại Mỹ hơn. Với 4 năm học Đại học, thì không dài bằng 3 năm trung học + 4 năm đại học. Vì vậy bạn đừng ngạc nhiên khi có không ít người được nước Mỹ chào đón ở lại sau 7 năm họ đào tạo.
Du học từ bậc phổ thông trung học tại Mỹ:
Các trường THPT của Mỹ được đánh giá cao bởi chương trình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giáo viên tâm huyết với trình độ chuyên môn cao cũng như môi trường học tập đa văn hóa.
Đây là những điều kiện giúp du học sinh có được sự chuẩn bị tốt để bước vào các trường đại học danh tiếng trên toàn nước Mỹ.

Theo học trung học phổ thông tại Mỹ, bên cạnh sự lựa chọn phong phú về các môn học, du học sinh có điều kiện nâng cao khả năng ngôn ngữ với chương trình tăng cường tiếng Anh do trường cung cấp hay tham gia các khóa luyện thi TOEFL/SAT để bổ trợ cho việc xin nhập học ở những trường đại học. Học sinh còn có cơ hội giành những suất học bổng có giá trị cao từ các trường đại học nếu mức điểm GPA đạt từ 3,5 trở lên. Đồng thời, tại một số tiểu bang của Mỹ, học sinh sau khi theo học ít nhất 2 năm tại các trường THPT Mỹ sẽ chỉ phải trả mức học phí như công dân Mỹ (tương đương một phần ba số tiền học phí thông thường sinh viên quốc tế phải trả) khi nhập học tại các trường đại học công lập cùng bang.
Nhóm các trường THPT tại bang Nebraska nằm tại thành phố Lincoln, bang Nebraska (nơi đặt trụ sở chính của tổ chức giáo dục AMVNX): theo học nhóm trường này, học sinh có cơ hội giành một trong 25 suất học bổng giá trị cao từ AMVNX cho học sinh PTTH có thành tích học tập tốt và đạt điểm SLEP từ 52 trở lên.
Nhóm trường THPT nằm trong top 100 trường tốt nhất Mỹ: Học sinh theo học nhóm trường này không chỉ được trau dồi kiến thức xã hội về mọi mặt mà còn được đào tạo thi đạt điểm SAT cao để được nhận vào các trường đại học danh tiếng tại Mỹ là đối tác của AMVNX nằm ở nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ như: Los Angeles, San Francisco, Pittsburg, Minneapolis, Boston, New York, Chicago, Lincoln…

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Chi phí du học Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Nếu học Cao đẳng Cộng đồng, bạn có thể mất tới 20.000 USD cho một năm. Nếu muốn theo tiếp bậc đại học, con số này sẽ tăng lên gấp ba lần.
Nếu không có người thân hoặc người quen nơi bạn sắp đến, bạn không thể tránh khỏi sự lạc lõng, bỡ ngỡ, khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên, đừng lo, người Việt ở Mỹ bây giờ nhiều lắm, tập trung nhiều nhất tại California, Seattle, Texas, Washington D.C., Florida. Sẽ không khó cho bạn tìm được sự giúp đỡ từ họ, phụ thuộc vào sự dễ thương, lịch sự, lễ phép của bạn.
Ban đầu, nếu bạn chưa tìm được nơi ở, trường học nơi bạn ghi danh sẽ giới thiệu cho bạn một vài địa chỉ cho bạn share phòng ở chung với họ. Những nơi này cho share phòng từ 300 USD - 600 USD tùy thuộc giá cả sinh hoạt cao, thấp của từng tiểu bang và quy định của chủ nhà. Có nơi tính riêng từng khoảng chi phí, ví dụ như: tiền phòng 300 USD + điện nước rác 50 USD + tiền ăn 100 USD + Internet 40 USD = 540 USD tổng cộng. Có nơi bao ăn, bao ở, bao chi phí sinh hoạt = 600 USD - 650 USD/tháng. Cũng có nơi không bao ăn, share một phòng dao động từ 300 USD - 450 USD.
Mướn riêng một căn apartment (căn hộ chung cư một hoặc hai phòng) cho thoải mái sẽ chịu chi phí cao hơn. Căn một phòng tối thiểu từ 600 USD chưa tính chi phí điện + nước + điện thoại. Căn hộ hai phòng khoảng 1.200 USD. Xin nói thêm đây chỉ là giá cả chi phí ở thành phố Seattle, Washington. Chi phí ở California đắt hơn, đặc biệt ở Los Angeles, San Francisco. Thường các gia đình Việt Nam có nhà ở gần trường học hay cho share phòng kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể hỏi dò thông tin qua các du học sinh ở trường hoặc tìm kiếm các tờ rao vặt bằng tiếng Việt dán loanh quanh văn phòng ghi danh nhập học.
Ở với người Việt sẽ rẻ hơn nếu bạn share tiền phòng với một hoặc hai bạn khác. Có nơi chỉ tính 450 USD/phòng/2 người + thêm một người chỉ phải trả thêm 50 USD tiền điện nước rác. Chịu khó ở chật một tí sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, ở với người Việt bạn sẽ mất đi cơ hội trau dồi tiếng Anh nếu đem so sánh với gia đình Mỹ. Người Mỹ tử tế lắm, ở chung với họ bạn sẽ được họ giúp đỡ đủ thứ: đưa đi xin giấy tờ, hướng dẫn đường xe bus, nói tiếng Anh với bạn. Bạn không giỏi tiếng Anh? Đừng lo, người Mỹ hay lắm, bạn hoa chân múa tay, diễn tả thế nào họ cũng sẽ tìm cách để hiểu bạn.

Qua Mỹ, bước đầu nếu không có người thân dĩ nhiên bạn sẽ phải dùng phương tiện xe bus. Sẽ rất dễ bị lạc nếu bạn không biết rõ nơi bạn sắp đến để ra hiệu tài xế ngừng xe, hoặc số của chuyến xe mà bạn phải đón. Việc đầu tiên phải học cách coi lịch xe bus, mấy giờ có chuyến, cách bao lâu sẽ có chuyến kế tiếp (phòng khi bị trễ chuyến). Kế tiếp cẩn thận vào Internet kiểm tra xem chuyến xe bạn cần phải đón số mấy cho mỗi chuyến đi. Nói chung "đường đi là ở cửa miệng" nên bạn nhớ phải hỏi han cẩn thận nếu không muốn bị đi lạc.

Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc thành công ở xứ người. Bạn không phải lo về vốn liếng tiếng Anh "trẻ con" của bạn. Đến Mỹ, bạn sẽ học tiếng Anh từ đầu, đôi khi còn tốt hơn vì bạn chưa bị "hư giọng" bởi cách phát âm tiếng Anh khác biệt ở trong nước. Tôi có biết một vài thầy/cô giáo dạy tiếng Anh ở Việt Nam khi qua đến Mỹ phải mất một thời gian không ngắn để nghe và nói được cho người Mỹ hiểu đấy! Các bạn còn trẻ, khả năng tiếp thu tiếng nước ngoài nhanh lắm, đừng lo. Có điều bạn phải cố gắng tận dụng mọi cơ hội khi ở Mỹ để trau dồi tiếng Anh. Kết bạn Mỹ, coi phim Mỹ có phụ đề Anh ngữ, tiếp xúc với người Mỹ khi có dịp.
Đừng ngại người khác cười vì vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của bạn, bạn có phải là người Mỹ đâu, nói được cho Mỹ hiểu là giỏi rồi. Nói câu này họ không hiểu, tìm câu khác thế vào, nếu cần ra dấu cũng được, họ sẽ chịu khó đoán và nói lần theo ý bạn. Đây là lúc bạn học được một câu tiếng Anh để sử dụng trong trường hợp này rồi đó. Người Mỹ rất thích tìm hiểu tính cách và văn hóa của người nước ngoài. Họ sẽ vui vẻ hướng dẫn tiếng Anh cho bạn để được nói chuyện và tìm hiểu văn hóa của nước bạn.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Sơ lược về việc làm ở Mỹ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Các quy định nhập cư rất chặt chẽ và vấn đề lao động trong khi mang thị thực sinh viên. Thị thực F-1 dùng cho học sinh tham dự phổ thông Trung Học hay sinh viên tham dự Ðại Học. Sinh viên nhận được thị thực F-1 được phép đi làm trong khuôn viên trường; không được phép đi làm ngoài khuôn viên trường trong năm thứ nhất; được phép đi làm ngoài khuôn viên trường sau năm thứ nhất nếu có giấy phép của cơ quan Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Thành viên gia đình đi theo sẽ được thị thực F-2, và người có thị thực F-1 phải chứng tỏ tài chính để lo cho gia đình tại Mỹ, ví dụ như phải có tối thiểu $10,000 trong tài khoản.
Các quy định nhập cư rất chặt chẽ và vấn đề lao động trong khi mang thị thực sinh viên. Thị thực F-1 dùng cho học sinh tham dự phổ thông Trung Học hay sinh viên tham dự Ðại Học. Sinh viên nhận được thị thực F-1 được phép đi làm trong khuôn viên trường; không được phép đi làm ngoài khuôn viên trường trong năm thứ nhất; được phép đi làm ngoài khuôn viên trường sau năm thứ nhất nếu có giấy phép của cơ quan Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Thành viên gia đình đi theo sẽ được thị thực F-2, và người có thị thực F-1 phải chứng tỏ tài chính để lo cho gia đình tại Mỹ, ví dụ như phải có tối thiểu $10,000 trong tài khoản.

Ngành học và việc làm
Ngành dễ kiếm việc làm: Tin Học, Kỹ Sư Ðiện, Kinh Tế, vv. Sau khi tốt nghiệp 4 năm đại học rất dễ xin việc làm thích hợp với lương cao.

Ngành khó kiếm việc làm: các ngành trong Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội, thường sinh viên nên học tiếp Tiến Sĩ, nếu không sẽ gặp khó khăn kiếm việc làm thích hợp.
Cơ hội xin việc làm tốt tùy thuộc vào trường mà sinh viên tốt nghiệp. Ví dụ như tốt nghiệp từ trường loại A như MIT, UC Berkeley, Yale, Harvard thì tìm việc dễ hơn và lương cao hơn so với các trường loại C như Cali State Univ, Conn State Univ, CUNY. Mức lương trung bình: Tin Học = $ 52,000/năm, Kỹ Sư Ðiện = $ 51,000/năm, Kinh Tế = $ 47,000/năm cho sinh viên mới tốt nghiệp. Mức lương còn tùy thuộc vào mức sống của mỗi vùng.

Cơ hội làm việc ở Mỹ: Nếu kiếm được việc làm và công ty Mỹ có trách nhiệm làm Visa cho bạn, bạn có thể ở lại Mỹ làm việc trong một thời gian sau khi tốt nghiệp.

Chọn ngành: các bạn nên chọn ngành mình thích hoặc có năng khiếu. Như vậy mới có thể có hứng thú trong lúc học và việc làm sau này


Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Thời gian nhập học tại Mỹ


Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My
Với hơn 4,000 trường cao đẳng, đại học, Mỹ có một trong những hệ thống giáo dục bậc cao tốt nhất trên thế giới. Giáo dục đại học ở Mỹ tốt nhất về sự năng động, chất lượng, và sự phong phú, góp phần củng cố vai trò dẫn đầu của Mỹ trong những lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, khoa học, và giáo dục. Đó cũng chính là lý do tại sao du học sinh quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng chọn Mỹ là nơi học tập lý tưởng nhất.

Thời gian nhập học ở Hoa kỳ không giống nhau giữa các trường và các khóa học. Phần lớn các trường tại Mỹ học theo học kỳ (Semester); học kỳ mùa Thu (Fall Semester) bắt đầu vào đầu tháng 9 và học kỳ mùa Xuân (Spring Semester) bắt đầu vào cuối tháng 1. Mỗi học kỳ kéo dài 4 tháng. Một số trường học theo quý (Quarter) và 1 năm có 4 quý học; mỗi quý kéo dài 11 tuần.

– Thời gian nhập học các khóa Anh văn: Tháng 1, 4, 8, 11 hằng năm.
– Thời gian nhập học Trung học, Cao đẳng, Đại học và Cao hoc: Tháng 1, 8 hằng năm.


Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Qui trình xin visa du học tại Mỹ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Visa sinh viên

Mô tả chi tiết về loại visa
Miêu tả Loại visa Mục đích tới Hoa Kỳ Hạn chế
Thời hạn được phép ở Hoa Kỳ
Sinh viên đại học
F1
Bạn dự định sẽ theo học một trong các chương trình sau:
Đại học
Trung học phổ thông
Cơ sở ngôn ngữ học
Bạn không được phép làm việc bên ngoài trường học; Nếu làm việc trong trường học, không được phép làm quá 20 giờ/tuần trong năm học. Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày trước khi chương trình bắt đầu và 60 ngày sau khi chương trình kết thúc.
Người phụ thuộc (vợ/chồng hoặc con dưới 21 tuổi)
F2
Bạn sẽ sống cùng với đương đơn chính mang visa F1 Không được phép làm việc ở Mỹ
Sinh viên học nghề
M1
Bạn dự định theo học một khoá đào tạo nghề hoặc theo học tại các cơ sở đào tạo khác đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận
Thời hạn trên mẫu I-20 cộng thêm 30 ngày nhưng gộp lại không được quá 1 năm.
Người phụ thuộc (vợ/chồng hoặc con dưới 21 tuổi)
M2
Bạn sẽ sống cùng với đương đơn chính mang visa M1 Không được phép làm việc ở Hoa Kỳ
Quan trọng
Bạn cần có mẫu I-20 khi bạn đến phỏng vấn.  Chúng tôi không thể cấp visa cho bạn cho đến khi bạn có thể xuất trình mẫu I-20.
Nếu ngày dự định tới Hoa Kỳ của bạn cách ngày phỏng vấn hơn một tháng nữa, bạn có thể mang bản sao của mẫu I-20 đi phỏng vấn.  Tuy nhiên, bạn sẽ phải xuất trình bản I-20 gốc tại cửa khẩu nhập cảnh của Hoa Kỳ.
Mẫu I-20 không phải là visa. Nếu bạn đến Hoa Kỳ bằng mẫu I-20 mà không có visa sinh viên, bạn sẽ không được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ mà phải quay trở về nước mà bạn đã xuất phát.
Đừng gửi cho chúng tôi tên truy cập và mật khẩu của bạn để truy cập vào tài khoản của bạn ở trường.  Thông tin này chỉ để cá nhân bạn sử dụng và bạn không nên chia sẻ với bất kỳ ai, kể cả với chúng tôi.
Để xin được loại visa này, bạn cần phải trình bày
Thư chấp thuận để bạn trở thành sinh viên toàn thời gian tại một cơ sở đào tạo đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận. Cơ sở đó sẽ cấp cho bạn một mẫu I-20 có số SEVIS (Hệ thống quản lý Thông tin Sinh viên và Khách trao đổi).
Chuẩn bị phù hợp về mặt học vấn, được thể hiện qua học bạ, để chuẩn bị cho khóa học mà bạn dự định sẽ theo học.
Khả năng tiếng Anh phù hợp hoặc bằng chứng nhà trường sẽ đào tạo thêm tiếng Anh cho bạn.
Nguồn tài chính sẵn có cho năm học đầu tiên.  Ngoài ra bạn phải thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng bạn cũng sẽ có sẵn nguồn tài chính đầy đủ cho các năm học tiếp theo, trừ khi có chuyện bất thường.  Sau đây là ví dụ về những giấy tờ tài chính có thể được chấp nhận: thư trao học bổng, tiền thưởng hoặc trợ giúp tài chính từ trường mà bạn sẽ theo học; hồ sơ kinh doanh của gia đình, hoá đơn thuế, hồ sơ nhà đất, hoặc sổ tiết kiệm.  Giấy xác nhận của ngân hàng không được coi là giấy tờ tài chính.
Ràng buộc chặt chẽ với đất nước nơi bạn xin visa.
Các dấu hiệu cho thấy bạn sẽ rời Hoa Kỳ sau khi kết thúc khoá học.
Giấy tờ cần có
Mỗi đương đơn phải cung cấp:
Hộ chiếu còn hạn sử dụng
Trang xác nhận của Đơn xin visa điện tử (DS-160)
Ảnh cỡ 5cm x 5cm nền màu trắng mới chụp trong vòng sáu tháng, lộ rõ hai tai
Bằng chứng nộp phí xét đơn
Bằng chứng nộp phí SEVIS
Lưu ý: Những người được nhận học bổng Fulbright hoặc học bổng của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) cùng vợ/chồng hoặc con cái không phải nộp phí xét đơn visa hoặc phí SEVIS.
Mẫu I-20 do tổ chức bảo trợ đã được Chính phủ Hoa Kỳ phê chuẩn cấp cho từng đương đơn.
Giấy tờ hậu thuẫn cho đơn xin visa của bạn.

Những người phụ thuộc xin visa không cùng lúc với đương đơn chính cần phải có giấy tờ sau:
Bản sao mẫu I-20 của đương đơn chính
Bản sao visa F1 hoặc M1 của đương đơn chính
Hồ sơ kết hôn hoặc khai sinh để chứng tỏ mối quan hệ với đương đơn chính

Sinh viên đang học ở Hoa Kỳ xin visa để quay lại học:
Mẫu I-20 mới hoặc mẫu I-20 được viên chức nhà trường xác nhận trong vòng 12 tháng
Bảng điểm

Hồ sơ xin thư nhập học du học Mỹ gồm những gì

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Cuối cùng, sau một thời gian chuẩn bị, đã đến lúc bạn tiến hành các thủ
tục cần thiết cho việc du học của mình. Bây giờ, bạn cần phải làm hồ sơ
gửi cho các trường mà bạn muốn được học để xin sự đồng ý tiếp nhận của
trường, đồng thời cũng là hồ sơ để xin học bổng. Để giải đáp những thắc
mắc của bạn về việc làm hồ sơ du học,

Thường một bộ hồ sơ sơ xin thư nhập học bao gồm các giấy tờ: đơn xin học, học bạ phổ thông hay đại học, điểm các kỳ thi chuẩn hóa, thư cá nhân, thư giới thiệu, giấy tờ xác nhận tài chính, bảng tóm tắt quá tình hoạt động xã hội. Sau đây là những mô tả chi tiết về các loại giấy tờ này:

Đơn xin học: mỗi trường có mẫu đơn khác nhau, bạn phải điền các
thông tin cá nhân vào đơn và nhớ đánh dấu vào mục Financial Aid &
Scholarship nếu bạn có nguyện vọng xin học bổng.

Học bạ phổ thông hay đại học: là học bạ phổ thông nếu bạn theo
học chương trình đại học, còn các chương trình sau đại học bạn phải gửi
bảng điểm đại học. Phải nộp một bảng sao và một bảng dịch sang tiếng
Anh được xác nhận ở Việt Nam hay Mỹ. Đồng thời phải chuyển từ hệ thống
điểm Việt Nam sang hệ thống điểm Hoa Kỳ.

Điểm các kỳ thi chuẩn hóa: Tùy vào từng trường mà sự đòi hỏi
các kỳ thi khác nhau, song có hai kỳ thi cơ bản mà các trường Hoa Kỳ
thường yêu cầu là TOEFL và SAT. Mỗi trường có yêu cầu điểm SAT khác
nhau: trường loại A vào khoản 2100 còn loại B, C khoán 1900 đến 2050.
Điểm TOEFL chỉ để đánh giá khả năng tiếng Anh của bạn chứ không ảnh
hưởng đến quyết định chấp nhận hồ sơ xin học của bạn và việc trao học
bổng. Các kết quả thi TOEFL và SAT được gửi thẳng đến trường, bạn cần
chuẩn bị mã số của trường để yêu cầu gửi điểm thi.

Thư cá nhân: Để viết một thư cá nhân ấn tượng bạn cần phải nêu
bậc được nguyện vọng, mục đích và hướng đi cho việc du học của mình. Cố
gắn viết ngắn gọn khoản 500 từ như xoáy sâu vào vấn đề và tạo được dấu
ấn và quan điểm riêng của bạn. Nếu bạn có ý định xin học bổng thì có thể
trình bày một chút về hoàn cảnh gia đình của mình.

Thư giới thiệu: Cần hai thư giới thiệu cho chương trình đại học
và ba thư cho chương trình sau đại học. Người viết thư giới thiệu có
thể là thầy cô, giáo sư hướng dẫn, công ty, tổ chức nên bạn làm việc hay
hoạt động xã hội. Nếu người viết thư không có khả năng viết bằng tiếng
Anh thì có thể viết bằng tiếng Việt và nhờ công ty dịch thuật công chứng
chuyển sang tiếng Anh và xác nhận nhưng phải đảm bảo tính pháp lý là
thư giới thiệu phải được bảo mật.

Giấy tờ xác nhận tài chính: bao gồm giấy xác nhận của cá nhân
hay tổ chức tài trợ cho bạn đi du học, mẫu đơn kê khai tài chính của cá
nhân tài trợ và cam đoan tài trợ trong thời gian học của bạn. Giấy tờ
phải được bảo mật, có đóng mộc, ký tên sau phong bì thư.

• Bảng tóm tắt quá tình làm việc, hoạt động xã hội: thể hiện các hoạt
động xã hội, vai trò, chức vụ mà bạn đã tham gia. Đối với chương trình
sau đại học bạn nên nói nhiều về kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu.

Ngoài những giấy tờ nêu trên, bạn còn phải đóng thêm lệ phí đơn nhập học khoản: 50 – 200 USD và được trả bằng Credit Card.

Một số điều bạn nên lưu ý sau khi làm hồ sơ là nên lưu trữ một bảng
photo của bộ hồ sơ, nên gửi chung bộ hồ sơ bằng thư bảo đảm, nếu bạn
được nhận vào học nhưng vì lý do gì đó không thể nhập học ngay bạn có
thể viết thư yêu cầu dời khóa học sang học kỳ sau hay năm học sau.


Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

TẠI SAO CHỌN ĐI DU HỌC Tại MỸ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My
 

Trong số hơn một triệu học sinh khắp nơi trên thế giới tìm cách đi du học ngoại quốc mỗi năm, có hơn 1/3 chọn đi du học tại Mỹ. Tại sao rất nhiều học sinh trên toàn thế giới lại chọn các trường đại học Mỹ?

Hệ thống giáo dục xuất sắc

Hệ thống đại học Mỹ được công nhận là tốt nhất thế giới, với những chương trình giáo dục ngoại hạn trong gần như bất cứ ngành nào. Ở trình độ đại học (undergraduate), với những chương trình xuất sắc được giảng dạy cho các ngành truyền thống và lẫn cả cho các ngành chuyên môn. Ở trình độ cao học (graduate), sinh viên thường được cơ hội làm việc trực tiếp với một số những nhân tài của thế giới. Bằng cấp ở Mỹ được công nhận ở khắp nơi trên thế giới là xuất sắc.

Cơ hội lựa chọn ngành nghề thích hợp

Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ tạo cho mỗi người mỗi cơ hội. Một ít các trường đại học Mỹ chú trọng vào sự giảng dạy rộng rải, một số trường khác chú trọng vào thực tế, có quan hệ với tinh xảo nghề nghiệp, và một số trường khác lại chuyên môn về lãnh vực kỹ thuật, nghệ thuật, hoặc khoa học xã hội. Do đó nếu bạn muốn tìm một trường đại học để học một ngành nào đó mà bạn rất thích thú, cho dù ngành đó ít người theo học hay thật chuyên môn, bạn vẫn có thể tìm đuợc một số trường ở Mỹ để lựa chọn.

Kỹ thuật tân tiến sát cạnh

Các trường đại học Mỹ rất tự hào là đứng hàng đầu trong kỹ thuật và kỹ thuật giảng dạy, và cung cấp cơ hội cho sinh viên họ với những dụng cụ và hổ trợ tốt nhất. Ngay như nếu bạn không học ngành liên quan trực tiếp đến kỹ thuật hay khoa học, bạn cũng sẽ có dịp tiếp thu các kỹ thuật tân tiến để trở nên tinh xảo trong nghề nghiệp với những kỹ thuật tân tiến nhất để thu thập và xử lý dữ kiện thông tin (to obtain and process information). Bạn sẽ tìm có môi trường để liên hệ với người cùng ngành nghề với bạn.

Cơ hội nghiên cứu và thực tập

Nếu bạn là một sinh viên cao học, bạn có thể thu thập được kinh nghiệm quý báo về nghiên cứu hay giảng dạy để trang trải một phần chi phí cho chương trình học của bạn. Với những kiến thức thực tiển và thực tập sẽ có lợi cho bạn trong nghề nghiệp trong tương lai. Và có thể sẽ cho bạn những cái nhìn sâu sắc về ngành nghề của bạn mà có thể sẽ không đạt được nếu chỉ qua các lớp học thuần túy. Sinh viên quốc tế là những thành phần nghiên cứu và giảng dạy có giá trị cao ở các đại học Mỹ bởi vì họ đem đến những tinh xảo nghề nghiệp và những suy nghĩ, những ý thức mới lạ đến phòng học và phòng thí nghiệm. Phần đông các chương trình cao học ở Mỹ nhận các sinh viên xuất sắc làm nghiên cứu viên (research assistant) hoặc giảng dạy (teaching assistant) trong trường.


Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Cơ chế hoạch định và thực thi chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Hiến pháp Hoa Kỳ qui định Quốc hội Hoa Kỳ có quyền quản lý ngoại thương và quyết định về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Hoa Kỳ mà còn của các nước khác; nên nhiều trách nhiệm trong những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội uỷ quyền cho các cơ quan hành pháp. Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội uỷ quyền, các cơ quan hành pháp được uỷ quyền có trách nhiệm tham vấn thường xuyên và chặt chẽ với các uỷ ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn của khu vự tư nhân.
Quốc hội liên bang
Vai trò của Quốc hội trong chính sách thương mại cơ bản gồm hai phần: ban hành và giám sát thi hành các luật thương mại.
Tất cả các luật thương mại ở Hoa Kỳ đều do Quốc hội ban hành. Quốc hội có thể uỷ quyền cho chính quyền tiến hành các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, song tất cả các hiệp định thương mại song phương và đa phương do chính quyền ký kết với các nước đều phải được Quốc hội thông qua mới có hiệu lực thi hành.
Chính quyền liên bang
Chính sách thương mại là nhân tố cơ bản của chính sách kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ. Do các quyết định về chính sách thương mại có ảnh hưởng sâu rộng đến cả lợi ích trong và nước ngoài nên có nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ có vai trò trong hoạch định các chính sách thương mại. Nhiều cơ chế phối hợp liên ngành đã được sử dụng để phối hợp các quan điểm và lợi ích khác nhau nhằm đảm bảo cho chính sách thương mại quốc gia được nhất quán và cân bằng.
Uỷ ban chính sách thương mại (TPC) chịu trách nhiệm chính trong phối hợp chính sách thương mại. TPC bao gồm Trưởng Đại diện thương mại (USTR) là chủ tịch và các thành viên là Bộ trưởng các Bộ Thương mại, Ngoại giao, Nông nghiệp, Tài chính và Lao động. Ngoài ra, đại diện của các cơ quan khác cũng được mời dự họp về chính sách thương mại khi cần thiết.
Dưới TPC có hai nhóm phối hợp trực thuôc: Nhóm rà soát chính sách thương mại (TPRG) và Uỷ ban tham mưu về chính sách thương mại (TPSC). TPSC bao gồm các quan chức cao cấp của các cơ quan thành viên TPC. TPSC có hơn 60 tiểu ban và nhóm theo lĩnh vực công việc. Các vấn đề không đạt được sự nhất trí trong TPSC hoặc có tầm quan trọng thì sẽ được chuyển sang TPRG để xem xét. TPRG gồm các thành viên cấp thứ trưởng các cơ quan thành viên TPC và phó đại diện USTR. Các vấn đề không đạt được sự nhất trí trong TPRG sẽ được chuyển lên TPC để xem xét.
Nấc cuối cùng trong cơ chế liên ngành về thương mại là Uỷ ban Kinh tế Quốc gia (NEC) do Tổng thổng làm chủ tịch. Các thành viên khác của NEC gồm Phó Tổng thống, các Bộ trưởng Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp, Thương mại, Lao động, Bộ Phát triển Đô thị và Nhà ở, Giao thông Vận tải, và Năng lượng; Chủ nhiệm Cơ quan Bảo vệ Môi trường; Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ; chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế; Cố vấn An ninh Quốc gia; và các trợ lý Tổng thống về chính sách kinh tế, chính sách đối nội, chính sách khoa học và công nghệ.
Khi các quyết định về chính sách được đưa ra trong cơ chế liên ngành này, USTR sẽ đảm đương trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện quyết định đó.
Đại diện Thương mại
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) là thành viên nội các, mang hàm đại sứ và có những nhiệm vụ sau:
-          Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và điều phối thực hiện chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ;
-          Là cố vấn chính cho Tổng thống về chính sách thương mại quốc tế và tư vấn cho Tổng thống về ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ đối với thương mại quốc tế;
-          Chịu trách nhiệm lãnh đạo tiến hành và là đại diện chính của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, kể cả các cuộc đàm phán về trao đổi hàng hoá và đầu tư trực tiếp;
-          Phối hợp chính sách thương mại với các cơ quan khác;
-          Là phát ngôn viên chính của Tổng thống về thương mại quốc tế;
-          Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Quốc hội về việc điều hành chương trình các hiệp định thương mại, kể cả cố vấn về các hàng rào phi thuế, các hiệp định nông sản quốc tế, và các vấn đề khác liên quan đến chương trình các hiệp định thương maị; và
-          Là chủ tịch Uỷ ban chính sách thương mại TPC. 
Theo luật, USTR là đại điện cao cấp tại tất cả các cơ quan mà Tổng thống lập ra để cố vấn cho Tổng thống về các chính sách kinh tế trong đó các vấn đề thương mại quốc tế đóng vai trò chủ đạo. Luật cũng qui định USTR tham dự tất cả các hội nghị thượng đỉnh kinh tế và các cuộc họp quốc tế khác mà tại đó thương mại quốc tế là một chủ đề chính. USTR có trách nhiệm lãnh đạo phía Hoa Kỳ tại tất cả các cuộc đàm phán về bất cứ vấn đề gì nằm dưới sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988 đã nâng thêm tầm quan trọng của USTR bằng cách phân cấp trách nhiệm thực hiện các hành động theo điều 301 của Luật này từ Tổng thống sang cho USTR. Tuy nhiên, việc thực hiện này phải tuân theo sự chỉ đạo cụ thể của Tổng thống, nếu có.  
Văn phòng USTR có hai phó Đại diện, một làm việc tại Washington, D.C và một ở Geneva, Thuỵ Sĩ.
Bộ Thương mại
Trách nhiệm chính về thương mại của Bộ Thương mại tập trung vào Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế và Cục Quản lý Xuất khẩu.
Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương đối với các mặt hàng phi nông nhiệp, chỉ đạo và điều hành công tác phát triển xuất khẩu và cơ quan xúc tiến thương mại Hoa Kỳ ở nước ngoài, thực thi luật chống bán phá giá và luật thuế chống bù giá, kiểm soát xuất khẩu, hỗ trợ điều chỉnh thương mại cho các công ty, nghiên cứu và phân tích ngoại thương, và theo dõi việc tuân thủ các hiệp định thương mại quốc tế trong đó Hoa Kỳ là một bên tham gia.
Cục Quản lý Xuất khẩu đặc trách kiểm soát việc xuất khẩu hàng hoá và công nghệ vì lý do an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại, và thiểu cung. Cục Quản lý Xuất khẩu cấp giấy phép xuất khẩu dựa trên các quy chế kiểm soát xuất khẩu.
Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới
Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Người đứng đầu Cục này (Commissioner of Customs) do Tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua.
Cục có chức năng thu thuế nhập khẩu và thi hành hơn 400 luật và các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Một số trách nhiệm của Hải quan bao gồm việc ngăn chặn và tịch thu hàng hoá nhập vào bất hợp pháp; giải quyết thủ tục cho người, tàu chuyên chở, hàng hoá, thư từ vào và ra khỏi Hoa Kỳ; quản lý hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác, và hỗ trợ thực thi các luật của Hoa Kỳ về quyền tác giả, quyền sáng chế và thương hiệu.
Uỷ ban Thương mại Quốc tế (Hoa Kỳ)
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) là một cơ quan độc lập và gần như là toà án. ITC thực hiện các công việc nghiên cứu, báo cáo và điều tra, và khuyến nghị lên Tổng thống và Quốc hội về rất nhiều các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.
Các nhiệm vụ của ITC được qui định trong các Luật Thuế quan năm 1930, Luật Điều chỉnh Nông nghiệp, Luật Phát triển Thương mại năm 1962, Luật Thương mại năm 1974, Luật về các Hiệp định Thương mại năm 1979, Luật Thương mại và Thuế quan năm 1984, Luật Cạnh tranh và Thương mại Omnibus năm 1988, và Luật về các Hiệp định Vòng Uruguay.
ITC có sáu uỷ viên, trong đó có không quá ba uỷ viên từ một đảng chính trị. Nhiệm kỳ của các uỷ viên là chín năm, trừ trường hợp được bổ nhiệm thay thế người chưa hết nhiêm kỳ. Các uỷ viên đã phục vụ trên 5 năm có thể không được bổ nhiệm lại. Chủ tịch và phó chủ tịch được Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 2 năm. Chủ tịch kế nhiệm phải là người thuộc đảng chính trị khác với chủ tịch hết nhiệm kỳ.
Các Uỷ ban Cố vấn Tư nhân hoặc Chính phủ
Năm 1974, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập hệ thống uỷ ban cố vấn khu vực tư nhân để đảm bảo rằng các chính sách thương mại và các mục tiêu đàm phán thương mại của Hoa Kỳ phản ánh thoả đáng các lợi ích thương mại và kinh tế của Hoa Kỳ. Gần 30 năm qua, Quốc hội đã mở rộng và nâng tầm vai trò của hệ thống này, đến nay bao gồm 33 uỷ ban cố vấn, với số thành viên cố vấn xấp xỉ 1.000 người.
USTR quản lý một cơ cấu uỷ ban cố vấn ba cấp. Các uỷ ban này họp thường kỳ, thu thập những thông tin nhậy cảm về các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra và các vấn đề chính sách thương mại khác, và báo cáo lên Tổng thống ý kiến của mình về tất cả các hiệp định thương mại được ký kết theo luật thương mại Hoa Kỳ.
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Hệ thống chính trị Hoa Kỳ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Quốc hội Liên bang:
Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp. 
Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Nhiệm kỳ thượng nghị sĩ là 6 năm. Hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện. Song trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó.
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Ngoài ra, các khu hành chính trực thuộc như Samoa, Thủ đô Washington DC, Guam, và Virgin Islands cũng có đại diện không có quyền bỏ phiếu; Khu vực Puerto Rico được đại diện bởi một Cao uỷ thường trú.  Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người thứ hai sau Phó Tổng thống kế nhiệm Tổng thống.
Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.
Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Hạ viện có quyền bỏ biếu buộc tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và Thượng viện có quyền quyết định có bãi chức người bị buộc tội đó hay không.
Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những uỷ ban riêng của mình. Tuy nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một số công việc chung.
Dân biểu (thượng và hạ nghị sĩ liên bang và bang) được bầu từ các khu vực bầu cử. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của mình càng tốt. Một trong những cách thông thường nhất để thực hiện nhiệm vụ này là đấu tranh dành ngân quĩ liên bang và bang cho các dự án ở khu vực bầu cử của mình. Khá nhiều khoản tiền dành cho các dự án ở địa phương được lẩn trong các khoản tiền phân bổ cho các cơ quan của chính quyền liên bang và bang.
Một cách khác mà các dân biểu thường làm là kiến nghị và vận động các cơ quan lập pháp và hành pháp thông qua các luật pháp và quyết định có lợi cho cử tri của mình. Ví dụ, nhiều thượng và hạ nghị sĩ của các bang ở Hoa Kỳ có nuôi cá catfish đã bảo trợ và tích cực vận động Quốc hội Liên bang thông qua dự luật cấm cá da trơn của Việt Nam mang tên catfish trên thị trường Hoa Kỳ.
Chính quyền liên bang:
Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác. 
 Nhà trắng – nơi ở và làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc hội liên bang thông qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua.
Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và trên 60 ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thuợng viện thông qua.
Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng chính sách phát triển.
Hệ thống tòa án liên bang: Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang tối cao và các tòa án liên bang khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua với nhiệm kỳ suốt đời. Những người này chỉ từ nhiệm khi họ muốn hoặc bị buộc tội. Toà án tối cao liên bang có quyền vô hiệu hoá bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà toà xét thấy là trái với Hiến pháp. Ví dụ, năm 1897, Toà án tối cao liên bang đã ra phán quyết bác bỏ luật của Bang Louisiana cấm mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm ngoài bang trừ phi các hãng bảo hiểm đó đáp ứng đuợc một số điều kiện tiên quyết nhất định.
 Trụ sở Tòa án tối cao Liên bang Hoa Kỳ 
Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và công ăn việc làm cho nguời nghèo, và do vậy được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ. Đảng này chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường. Đảng này thường quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng Cộng hòa thường chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.
Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ứng cử viên Đảng Cộng hòa thường có ưu thế tại các bang phía Nam, trong khi đó ứng cử viên Đảng Dân chủ thường có ưu thế tại các bang phía Bắc.
   Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hoà  
Hệ thống chính quyền bang: Hệ thống chính quyền bang nói chung cũng tương tự như hệ thống chính quyền liên bang. Đứng đầu ngành hành pháp bang là thống đốc bang. Thống đốc bang do cử tri bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Có bang giới hạn số nhiệm kỳ của thống đốc bang, có bang không. Ngoài quyền hành pháp, thống đốc bang còn có quyền kiến nghị và phủ quyết luật pháp bang, và một số quyền tư pháp.
 ở cấp bang cũng có quốc hội bang gồm 2 viện như liên bang (trừ Bang Nebraska chỉ có một viện). Quốc hội bang cũng có quyền làm một số luật áp dụng trong bang (chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội như y tế, giáo dục, an toàn, đạo đức, và phúc lợi của dân chúng trong bang). Quốc hội bang có quyền sửa đổi và thông qua ngân sách bang do thống đốc bang đề xuất, trong đó có việc tăng, giảm, hoặc hoàn thuế. Dưới bang là quận, thành phố, thị trấn, và làng.
Hoạt động vận động hành lang: Có thể nói vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tại Thủ đô Washington DC hiện nay có tới trên 12 nghìn người vận động hành lang chuyên nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội kinh doanh, các nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức xã hội, thậm chí cả chính phủ nước ngoài đều tiến hành các hoạt động vận động hành lang.
Vận động hành lang được coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng đến các các cơ quan quản lý nhà nước; do vậy, được pháp luật Hoa Kỳ cho phép. Trên thực tế, các nhóm lợi ích thường tiến hành các hoạt động vận động hành lang để tác động tới các quyết định lập pháp và hành pháp nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Vận động hành lang cũng có thể không liên quan đến một biện pháp luật pháp hoặc chính sách hoặc quyết định cụ thể mà chỉ nhằm cổ vũ cho một quan điểm hoặc một mối quan tâm nào đó.
Vận động hành lang không chỉ đơn thuần là nêu kiến nghị hoặc nguyện vọng. Những người vận động hành lang thường phải cung cấp các lý lẽ, chứng cứ, và thậm chí các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc nguyện vọng của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những thông tin và lý lẽ thu lượm được từ các hoạt động vận động hành lang cũng là những nguồn thông tin bổ xung tốt phục vụ cho các cơ quan này trong công việc lập pháp và hành pháp của mình.
Các hoạt động vận động hành lang có thể do nhóm hoặc cá nhân có lợi ích trực tiếp tiến hành bằng cách gặp gỡ, gọi điện thoại, hoặc gửi kiến nghị đến các dân biểu của mình cũng như với các cơ quan chính quyền. Vận động hành lang cũng có thể được tiến hành một cách gián tiếp thông qua các chiến dịch báo chí truyền thông, thuê các công ty hoặc cá nhân vận động hành lang chuyên nghiệp thay mặt tiến hành những việc nói trên, thông qua các tổ chức quần chúng, đảng phái, thậm chí thông qua các cuộc biểu tình...
Các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ vận động hành lang chuyên nghiệp có thu tiền đều phải đăng ký với Quốc hội, trừ những những trường hợp có mức phí dịch vụ dưới 5.000 USD trong thời gian 6 tháng. Thời hạn đăng ký là trong vòng 45 ngày kể từ khi bắt đầu tiếp xúc vận động hành lang hoặc kể từ ngày ký hợp đồng với khách hàng. 
Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính quyền liên bang và bang.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ và các nước. Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ, trong vấn đề hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam, các nhà sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền đòi đàm phán sớm hiệp định dệt may và thậm chí đòi đơn phương áp đặt hạn ngạch với Việt Nam. Ngược lại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ đã tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc dành cho Việt Nam hạn ngạch cao. Nhiều công ty thuộc cả hai phía đã cử đại diện vào Việt Nam và đến Washington DC để vận động trong quá trình đàm phán nhằm giành thuận lợi tối đa cho những mặt hàng mà họ quan tâm. 
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My