Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

12 dự báo kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 - Du học Mỹ

Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My

picture
Chi tiêu chính phủ được dự báo sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Khi thời điểm cuối năm 2011 đang đến gần, giới phân tích thế giới bắt đầu đưa ra các dự báo cho năm 2012.Ngân hàng Morgan Stanley là một trong những tổ chức đầu tiên công bố một dự báo toàn cảnh về kinh tế thế giới trong đó có kinh tế Mỹ trong hai năm tới.

Dưới đây là 12 dự báo về kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 trong kịch bản dự báo trung tính của Morgan Stanley mà trang tin Business Insider trích dẫn.

1. Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ không thực sự khởi sắc cho tới năm 2014

Dự báo của Morgan Stanley về mức tăng trưởng GDP Mỹ:
2011:  1,8%
2012:  2,2%
2013:  1,8%
2014 - 2018:  2,7%

2. Tiêu dùng sẽ là chìa khóa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, nhưng hoạt động này sẽ tăng trưởng chậm trong những năm tới

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu dùng cá nhân ở Mỹ:
2011:  2,3%
2012:  1,9%
2013:  1,4%

3. Chi tiêu chính phủ sẽ là một rào cản đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu chính phủ của Mỹ:
2011:  -1,9%
2012:  -0,8%
2013:  -1,3%

4. Chi tiêu của các doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng chậm dần

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng chi tiêu của các doanh nghiệp ở Mỹ:
2011:  8,7%
2012:  6,9%
2013:  5,3%

5. Một thông tin tốt lành là đầu tư vào lĩnh vực nhà ở được dự báo sẽ chạm đáy

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng đầu tư vào thị trường nhà ở tại Mỹ:
2011:  -2,1%
2012:  1,7%
2013:  3,4%

6. Nền kinh tế toàn cầu giảm tốc sẽ được phản ánh trong sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng các hoạt động thương mại

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thương mại của Mỹ:

Xuất khẩu
2011:  6,7%
2012:  4,6%
2013:  4,8%

Nhập khẩu
2011:  4,7%
2012:  2,4%
2013:  2,2%

7. Lạm phát được dự báo sẽ giảm tốc do sự đi xuống của giá thực phẩm và nhiên liệu

Dự báo của Morgan Stanley về tăng CPI của Mỹ:
2011:  3,2%
2012:  2,1%
2013:  1,8%

Dự báo về tăng CPI lõi:
2011:  1,7%
2012:  2,3%
2013:  2,2%

8. Tuy nhiên, thị trường việc làm sẽ không cho thấy những tín hiệu về sự khởi sắc

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ:
2011:  9,0%
2012:  8,9%
2013:  8,9%

9. Thu nhập của người dân Mỹ sẽ không tăng kịp với lạm phát

Dự báo của Morgan Stanley về tăng trưởng thu nhập khả dụng của người Mỹ:
2011:  0,9%
2012:  1,6%
2013:  1,3%

10. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm nhẹ

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của người Mỹ:
2011:  4,3%
2012:  4,0%
2013:  4,0%

11. Nợ chính phủ Mỹ sẽ trở thành một gánh nặng ngày càng lớn

Dự báo của Morgan Stanley về tỷ lệ nợ công/GDP của Mỹ:
2011:  98,1%
2012:  100,7%
2013:  103,0%

12. Mặc dù vậy, Washington sẽ không phải trả lãi suất cao để vay vốn

Dự báo của Morgan Stanley về lãi suất của Mỹ:

Lãi suất cơ bản đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ  (FED) áp dụng:
2011:  0,125%
2012:  0,125%
2013:  0,125%

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm:
2011:  2,00%
2012:  2,25%
2013:  2,25%

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Mỹ vẫn đứng đầu thị trường du học Mỹ - Du học tại Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My


My van dung dau thi truong du hoc
Được học tại ĐH Harvard, trường ĐH danh tiếng của Mỹ là niềm mong ước của nhiều sinh viên.
Nếu cùng thời điểm này năm ngoái chỉ có khoảng 20.000 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài thì nay đã có gần 40.000 người. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường được sự quan tâm số 1 và các nước châu Á đang nổi lên như là một đối thủ đáng gờm cùng với Australia, Anh, Canada...
Theo các trung tâm tư vấn du học, Mỹ vẫn là nước được phụ huynh và học sinh quan tâm nhiều nhất. Và do từ đầu năm đến nay, số học sinh xin được visa đi du học Mỹ dễ dàng hơn đã đẩy nước này lên thành thị trường "hot" nhất.
Bà Nguyễn Thị Anh Khuê, phó giám đốc Trung tâm tư vấn du học Việt Nam Hợp Điểm, cho biết năm nay, trung tâm bà đạt 100% visa đi du học Mỹ, trong khi năm ngoái tỷ lệ này rất thấp. Tương tự, ở các trung tâm du học của Anh văn Việt Mỹ, ILA, Trung tâm du học EF..., tỷ lệ visa đi du học Mỹ cũng đạt 90-100% trong 6 tháng đầu năm.
Số lượng vẫn còn "khiêm tốn" nhưng cũng chính từ kết quả đáng khích lệ này, đã đẩy sự quan tâm của phụ huynh và học sinh đối với thị trường Mỹ lên cao trở lại sau hai năm bị lắng đọng do chống khủng bố và bầu cử. Ông Trần Thắng, chủ tịch Hội Văn hoá và giáo dục Việt Nam, một tổ chức phi lợi nhuận do các cựu du học sinh Việt Nam ở Mỹ thành lập, cho biết: "Nếu các năm trước, mỗi ngày hội chỉ nhận được vài chục email gửi đến xin tư vấn đi du học Mỹ thì năm nay số lượng này đã tăng lên hơn con số một trăm, cá biệt có ngày lên đến 200 email".
Tương ứng, các trung tâm du học tại Việt Nam cũng có số học sinh đến tư vấn đi du học Mỹ tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Ông Thắng cho biết, số du học sinh Việt Nam đang học tại Mỹ hiện nay đã lên đến con số trên dưới 4.000 người.
Lý giải cho việc tại sao phải nhất quyết chọn Mỹ đầu tiên, chừng nào ráng hết sức vẫn không xin được visa mới "binh" qua thị trường Anh, Australia, Canada, bà Bích Vân (quận 1) chỉ trả lời ngắn gọn: "Mỹ luôn luôn là nhất. Nhất tiếng tăm, nhất bằng cấp, nhất việc làm khi ra trường".
Ngành mà học sinh Việt Nam chọn du học nhiều nhất, không chỉ ở Mỹ nói riêng mà toàn thị trường nói chung, vẫn là kinh tế (quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế) và công nghệ thông tin. Hai ngành này chiếm 60-80% tổng số lượng ngành nghề mà du học sinh chọn. "Vì học sinh nhiều nên các ngành này rất khó kiếm học bổng ở Mỹ, trong khi các ngành về môi trường, giáo dục, y tế cộng đồng,... lại có nhiều học bổng hơn", ông Trần Thắng "mách nước".
Nếu Mỹ "nóng" lên như thế thì các thị trường truyền thống như Anh, New Zealand, Australia có vẻ như cạnh tranh không lại. Không những thế ở thị trường Anh và New Zealand còn có dấu hiệu giảm. Các trung tâm du học đều thừa nhận rằng về bằng cấp các nước này ngang nhau, thế nhưng nếu trước đây New Zealand có ưu thế giá rẻ thì hai năm nay du học ở nước này đã trở nên đắt đỏ.
Ông Phạm Thế Khang (Thủ Đức), có con vừa đi du học tại Mỹ, phân tích: "Lúc đầu tôi tính cho con du học ở New Zealand vì ở đó rẻ hơn Australia hay Mỹ. Thế nhưng gần đây, đồng đôla New Zealand bỗng nhiên có giá. Nếu mấy năm trước một đôla New Zealand = 0,48 đôla Mỹ thì nay đã tăng gần gấp đôi. Tính ra một năm học bên New Zealand giờ đã là 18.000-19.000 đôla Mỹ (lúc trước chỉ khoảng 11.500 đôla Mỹ). So với Mỹ đâu rẻ hơn bao nhiêu mà bằng cấp của Mỹ lại hơn nên thôi, tôi cho con đi Mỹ".
Trường hợp du học ngay từ khi học trung học như con ông Minh đang được nhiều gia đình lựa chọn vì có thể không phải mất một năm học tiếng Anh nếu du học ở bậc đại học.
Tương tự, đồng bảng Anh cũng lên giá, giờ 1 bảng Anh bằng gần 30.000 đồng Việt Nam, so với 4-5 năm trước chỉ 24.000 đồng. Chính sự tăng giá này đã ít nhiều làm hai thị trường này bị ảnh hưởng đến sự lựa chọn của phụ huynh khi cho con đi du học.
Thị trường du học Việt Nam hai năm gần đây ghi nhận sự vượt trội của các thị trường châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan…Trong đó, nổi bật lên hẳn là Trung Quốc và Singapore.
Nếu cùng thời điểm này năm ngoái, Trung Quốc chỉ có khoảng 1.200 học sinh quốc tế là người Việt Nam, thì năm nay theo lãnh sự quán Trung Quốc, con số này đã lên gần 4.500 người. Chủ yếu học sinh Việt Nam theo học ở các ngành thương mại, tiếng Trung và y học cổ truyền.
Trong khi đó, thị trường Singapore vẫn có mức tăng trưởng hàng năm 30-50%. Theo trung tâm thông tin của Lãnh sự quán Singapore, tính đến cuối năm 2004, đã có hơn 3.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại đảo quốc này. Và thời gian gần đây, Singapore đang nổi lên là sự lựa chọn tốt cho du học sinh Việt Nam ở hai ngành thiết kế và du lịch - nhà hàng - khách sạn. Học sinh theo học hai ngành này ngày càng nhiều.
Bà Anh Khuê cho Sài Gòn Tiếp Thị biết: "Nếu mấy năm trước rộ lên phong trào đi học ngành nhà hàng - khách sạn ở Thụy Sĩ thì năm nay xu hướng này đã chuyển qua Singapore. Nguyên nhân do ở Thụy Sĩ nói tiếng Pháp nhiều hơn mà học sinh của ta ít người giỏi ngoại ngữ này. Ngoài ra, môi trường kinh doanh ngành này ở Thụy Sĩ không phù hợp với Việt Nam bằng Singapore. Singapore lại gần Việt Nam hơn, vé máy bay và học phí lại rẻ hơn".
Tương tự, với ưu thế giá rẻ, các nước Thái Lan và Malaysia cũng đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh Việt Nam. Nếu du học ở Anh, Mỹ, Australia, mức học phí đại học hằng năm từ 10.000 đến 20.000 USD tuỳ ngành thì ở Thái Lan, theo văn phòng du học của Sở Giáo dục - đào tạo TP HCM, chỉ có từ 1.000-2.000 USD/năm, ở Malaysia khoảng 2.000-3.000 USD. Ở Trung Quốc cũng tương tự. Đắt nhất là Singapore cũng chỉ có khoảng 5.000 - 6.000 USD. Ngoài ra, ở các nước này đều có chương trình liên kết đào tạo với các nước tiên tiến trên thế giới. Chính vì thế, hai năm gần đây, họ thực sự nổi lên là đối thủ đáng gờm của các "đại gia" Anh, Australia, Mỹ trong thị trường du học ở Việt Nam.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My 

Mười địa danh tuyệt đẹp của nước Mỹ

 Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My


1. Địa hạt Đá Đỏ Red Rock Country ở Sedona, bang Arizona
Hầu như đã thành thông lệ cho các bộ phim, khi Hollywood muốn có những cảnh quay tuyệt mỹ về miền Tây nước Mỹ thì đều chọn Sedona, một địa danh mà không nơi nào có được. Bắt đầu từ bộ phim “The Call of the Canyon” vào năm 1923, đã có hàng trăm bộ phim và các chương trình truyền hình xoay quanh thị trấn này.
Lý do tại sao Hollywood lại chọn Sedona, vì vùng này có nhiều hẻm núi cực đẹp, những núi cát sa thạch thay đổi theo hướng gió thổi mỗi giờ, tạo nên nét đặc trưng rất riêng của miền Tây. Khoảng 11.000 năm, trước khi ống kính máy quay camera khám phá ra Sedona, người bộ lạc Indian ở Mỹ đã định cư ở đây.

Nhưng ngày nay, nơi này là vùng đất của những nghệ sĩ và dân cư hợp pháp, hiện diện đủ các nền văn hóa và các chương trình nghị sự nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề luôn được quan tâm: nét hoa lệ của cảnh quan thiên nhiên như tiếng gió thổi qua các hẻm núi, phong cảnh huy hoàng lúc hoàng hôn, những vách đá màu vàng nâu nhô mình lên từ nền sa mạc....
2. Bức tranh Washington về đêm ở Pittsburgh 
Trong một đất nước có nhiều đô thị thịnh vượng như Mỹ thì Pittsburgh có lẽ là thắng cảnh đẹp đứng thứ hai. Đứng trên chóp núi Washington, khu sườn đồi dốc hiện lên ở phía nam của Pittsbusgh, ấn tượng không thể nào quên về những dòng sông Allegheny và Monongahela tạo nên một Ohio hùng mạnh.
Những dòng sông tại vùng Tam Giác Vàng rực rỡ, là nơi tụ hội của vô số tòa nhà chọc trời. Vào ban đêm, khung cảnh của không dưới 15 cây cầu lung linh dưới ánh điện.
Cách đây một thế kỷ, Pittsburgh bị một màn khói dày đặc bao trùm, vì vậy người ta phải bật sáng những ngọn đèn đường cả ngày lẫn đêm. Theo đà lớn mạnh, Pittsburgh đã trở thành một “chàng khổng lồ” Goliath về lĩnh vực công nghiệp.
3. Thượng sông Mississippi 
Là thắng cảnh xinh đẹp đứng hàng thứ 3 ở Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường đẹp nhất nước Mỹ, với những làn gió thổi qua các vùng đồi, vượt qua các tòa tháp băng qua thị trấn đã được hình thành vào thế kỷ XIX. Những nơi này ít nhiều đã được đề cập trong lịch sử nước Mỹ.
Khu vực này còn có những ngôi mộ của người Indian cổ đại nằm trong các công viên, những ngôi làng hai bên bờ sông với các mô típ kiến trúc kiểu Gô-tích, một kiểu kiến trúc hình thành từ thời hoàng kim của hoạt động thương mại trên sông.
Ở Galena, có đến 85% các tòa nhà được liệt kê vào danh sách các di tích lịch sử của Mỹ. Tại Trempealeau, Wisconsin, khách sạn Trempealeau từng là thiên đường cho cánh ngư phủ kể từ năm 1888....
4. Vùng duyên hải Na Pali của Hawaii 
Nằm giữa những rặng san hô, những bãi biển xinh đẹp và đỉnh núi lửa bị sương mù che khuất trên hòn đảo cổ nhất Hawaii là những gì mà nhiều người có thể cảm nhận về một thiên đường. Dọc theo con đường mòn Kalalau trên vùng duyên hải Na Pali của Hawaii, là những rặng núi xanh mát trông thẳng ra biển Thái Bình Dương.
Làm một chuyến đi bộ trên đảo, sẽ bắt gặp ngọn thác Hanakapi'ai đổ nước xuống một cái hồ pha lê và phong cảnh nên thơ của những loài hoa nhiệt đới ven sườn đồi, sự phối hợp của màu sắc và ánh sáng đã tạo nên một bức tranh tuyệt tác...
5. Cầu Cổng Vàng ở San Francisco 
Là một công trình kỳ vĩ, thần tượng nghệ thuật trang trí, tượng đài của sự tiến bộ: cầu Cổng Vàng nối liền San Francisco và Thái Bình Dương, cây cầu này là biểu tượng hoành tráng của một trong những thành phố hàng đầu thế giới.
Cây cầu hoàn thiện vào năm 1937, với chi phí là 35 triệu USD. Cầu có 2 tòa tháp đôi cao 750 foot, và được nâng đỡ bởi một mạng lưới cáp treo dày đặc trông như dây đàn, cầu Cổng Vàng không giống với bất kỳ công trình xây dựng nào. Với chiều dài 4.200 foot, đây là cây cầu treo dài nhất thế giới trong 70 năm. (Hiện nay, cầu Cổng Vàng đứng ở vị trí thứ 7).
6. Ngôi làng Grafton ở Vermont 
Trong số những thắng cảnh được ưa chuộng nhất trong các tác phẩm nghệ thuật về thiên nhiên là Grafton, vì đây là một trong những ngôi làng xinh đẹp nhất nước Mỹ, và nhờ có những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức phi lợi nhuận Windham Foundation mà ngôi làng này được bảo toàn hầu như nguyên vẹn.
Tổ chức này đã phục hồi hơn 50 công trình lịch sử, bao gồm có Quán trọ cổ tại Grafton, nơi có tuyến xe ngựa dừng để tham quan. Một công trình nổi tiếng khác là xưởng chế biến phomát của làng Grafton, ngoài ra còn có hai nhà thờ Tân giáo hoành tráng, một bảo tàng thiên nhiên, các phòng trưng bày nhỏ.
7. Hồ Jenny ở Vườn Quốc Gia Grand Teton, bang Wyoming 
Nước Mỹ có nhiều dãy núi cao và lâu đời hơn núi Teton, song không có nơi nào gây được cảm xúc hơn dãy núi này. Những triền núi lởm chởm được hình thành từ cách đây 6 đến 9 triệu năm. Với hàng tá ngọn núi cao 12.000 foot, hình thành từ các đợt phun trào các khối đá granite. Hồ Jenny nằm ở phía trái.
Tên hồ là tên một người bẫy thú vào thế kỷ XIX. Hồ khá hoang sơ, dài 2,5 dặm, mặt nước phẳng lặng như gương. Đây là nơi ưa thích của các tay bơi xuồng, đi bộ và các cặp đi hưởng tuần trăng mật. Hồ Jenny nổi tiếng với các loài nai sừng tấm và loài thiên nga thổi kèn. Loài thiên nga này là một trong những viên ngọc quý của hệ thống vườn quốc gia nơi đây.
8. Từ Key Largo đến Key West ở Florida 
Mặc dù đây chỉ là một vùng đất nhỏ song có nhiều thứ đáng để xem, đó là những rặng san hô, hươu, lợn biển, những cây cọ bạc. Florida là một địa danh mà khách du lịch có thể cảm nhận nơi này không giống như các nơi khác trên đất Mỹ.
Với những vùng bãi biển nhiều nắng ấm cảnh hoàng hôn và thái độ nồng hậu của cư dân địa phương đã quyến rũ du khách tới đây. Đường mòn Appalachian ở vườn quốc gia Great Smoky
Vượt qua 14 tiểu bang từ Georgia đến Maine, toàn bộ tuyến đường mòn Appalachian được đánh giá cao như là những viên ngọc quý. Con đường mòn này do một nhà đi bộ là Benton Mackaye đề xuất vào năm 1921, dùng cho mục đích giao thương với các tiểu bang miền Đông nước Mỹ vào năm 1937.
9. Mái vòm Clingmans Dome
Nằm tại rìa phía đông của bang Tennessee, cao 6.643 foot, Clingmans Dome cũng là điểm cao nhất dọc theo tuyến đường mòn dài 2.172 dặm này. Bao bọc trong khu Vườn quốc gia Smoky là hơn 4.000 loài thực vật, 230 loài chim và khoảng 65 loài thú có vú.
Từ trên đỉnh Clingmans Dome, những tay đi bộ có thể quan sát toàn cảnh thế giới hoang dã bên dưới như nó đã có từ cách đây 100 năm, những vạt rừng rậm đan xen nhau, tạo nên một vẻ bí hiểm và thôi thúc sự tò mò khám phá của con người.
10. Các quảng trường ở Savannah 
Ẩn mình bên những cây sồi, và mùi thơm dịu của hoa mộc lan là những công trình mang tính lịch sử, có đến 22 quảng trường tạo nên những khu vườn bí mật. Đây là nơi diễn ra các buổi họp mặt, và là một trong những điểm du lịch thu hút khách bởi quảng trường Pulaski, tên gọi của anh hùng dân tộc Gen.
Casimir Pulaski. Tại quảng trường Chippewa, có bức tượng của các nhà sáng lập là Georgia và James Oglethorpe, những người đã bày tỏ lòng kính trọng trong một buổi lễ ăn mừng chiến thắng Savannah trên đường phố vào thế kỷ XVIII
.

Link : Tư Vấn Du Học - Du học Tại Mỹ - Du học Hoa Kỳ - Du học Mỹ - Du hoc My